Những lý do được đưa ra
L.T.T.N,ênđếnlớpđểđiểmdanhvàlàmviệcriêcasinoso1 sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ: "Năm nhất, có những môn học khiến mình và bạn cùng lớp cảm thấy nhàm chán bởi chỉ việc ngồi chép lại lý thuyết, bài giảng khô khan. Không khí lúc ấy khá trầm lắng. Những buổi học đó mình tham gia chỉ để điểm danh, lấy điểm chuyên cần mà thôi".
Đôi lần, L.T.T.N thừa nhận mất tập trung khi ở trên lớp. "Gặp được bạn có cùng "tần số" thì tụi mình tán gẫu đủ thứ chuyện. Tuy nhiên, thường nhắn tin trên điện thoại hoặc "chat" giấy để không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh", L.T.T.N nói thêm.
H.V.P, sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, cho biếtviệc đến lớp chỉ để điểm danh rồi làm việc riêng vẫn thỉnh thoảng diễn ra. "Nguyên nhân là do học phần ngoài chuyên ngành nên mình không tập trung quá chi tiết. Bên cạnh đó còn có một số tiết học mà giảng viên hướng dẫn hơi khó hiểu, mình không theo kịp nên thường làm việc riêng, sau đó về nhà mới tự tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn khác. Những buổi học như vậy thì mình thường ngồi vị trí gần cuối lớp", H.V.P nói.
Tương tự, D.A.C, sinh viên một trường đại học trên địa bàn TP.HCM, cho hay từng có khoảng thời gian dài đến lớp chỉ để điểm danh vì lý do vắng học quá số buổi quy định sẽ bị cấm thi. "Trong tiết, mình lướt điện thoại và nghe thông báo về bài tập nhóm, đề thi… Không chỉ mỗi cá nhân mình mà phần lớn các bạn khác cũng có những động thái tương tự. Theo mình, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên. Thứ nhất là do tính chất môn học với các thuật ngữ khó hiểu. Thứ 2 là do thầy cô chỉ đơn thuần nói lại những gì đã được viết trong giáo trình, không giải thích gì thêm, nên sinh viên sẽ lơ là chuyện nghe giảng và nghĩ rằng kiến thức đó đã có trong sách, về nhà nghiên cứu sau cũng được", D.A.C kể.
Cần linh hoạt trong phương pháp giảng dạy
Thạc sĩ Nguyễn A Say, Phó trưởng Khoa Xã hội - Truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, nhìn nhận: "Thực tế, trên giảng đường đại học, cao đẳng, vẫn còn tình trạng nhiều sinh viên đến lớp chỉ để điểm danh rồi làm việc riêng, gây ảnh hưởng đến người xung quanh, giảm chất lượng buổi học cũng như khiến cho giảng viên "tụt mood". Khách quan mà nói thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trong đó một phần do bài dạy của giảng viên chưa thực sự hấp dẫn, thu hút".
Theo thạc sĩ A Say, chất lượng buổi học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: nội dung bài, phương pháp giảng dạy, ý thức của người học, các yếu tố môi trường khác… Đặc biệt, sự tương tác, kết nối của người dạy với người học là vô cùng quan trọng, khiến cho việc tổ chức lớp học giữa thầy và trò dễ dàng, sinh động hơn.
Cũng theo vị thạc sĩ này, để tổ chức lớp học sôi nổi, tạo sự hứng thú cho sinh viên thì giảng viên cần có phương pháp dạy phù hợp. "Cần linh hoạt chuyển từ hình thức thuyết giảng sang các phương pháp giảng dạy tích cực như: tổ chức thuyết trình, thực hiện dự án, sinh hoạt chuyên đề… Nên tránh sử dụng một phương pháp cho tất cả các tiết học và phải theo sát để hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên thực hiện nhiệm vụ môn học. Đồng thời, giảng viên cũng cần chủ động thay đổi để thích nghi với bối cảnh có nhiều công nghệ hiện đại hỗ trợ việc dạy và học", thạc sĩ A Say gợi ý.
Gửi gắm đến sinh viên, thạc sĩ A Say khuyên: "Thời gian trên lớp là lúc các bạn cần tương tác với giảng viên để việc học tập ở bậc đại học được hiệu quả nhất. Nếu ở lớp các bạn không tập trung chú ý và tăng cường tương tác thì việc học sẽ không hiệu quả. Tương lai do chính chúng ta lựa chọn, phụ thuộc vào nỗ lực ở hiện tại. Do đó, mong rằng các bạn sẽ biết mình cần làm gì để có một tương lai tốt nhất".